Project Manager đóng vai trò chủ trì trong việc lập kế hoạch, thực hiện, giám sát, kiểm soát và kết thúc dự án. Dưới đây là góc nhìn về vai trò, trách nhiệm của người quản lý dự án. Nếu nhóm của bạn làm việc theo Agile thì làm sao để quản lý dự án hiệu quả.
Mục lục
ToggleProject Manager (PM) được hiểu như người có trách nhiệm cao nhất trong dự án. PM đóng vai trò chủ trì trong việc lập kế hoạch, thực hiện, giám sát, kiểm soát và kết thúc dự án. Họ chịu trách nhiệm về toàn bộ phạm vi dự án, nhóm thực hiện dự án, nguồn lực và sự thành công hay thất bại của dự án.
Project Manager chịu trách nhiệm xuyên suốt vòng đời của dự án, gồm 5 giai đoạn: khởi động, lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và kết thúc dự án.
Để quản lý dự án hiệu quả thì người quản lý dự án cũng cần nắm được 10 lĩnh vực kiến thức (10 knowledge areas) trong quản lý dự án đó là: quản lý tích hợp, quản lý phạm vi, quản lý thời gian, quản lý chi phí, quản lý chất lượng, quản lý nguồn nhân lực, quản lý truyền thông, quản lý rủi ro, quản lý mua sắm.
Như vậy, Project Manager đóng vai trò rất quan trọng trong thành công của dự án, họ là người đảm nhận nhiều công việc khác nhau, cần quản lý các công việc khác nhau và có trách nhiệm rất cao trong việc đảm bảo dự án thành công.
Khi nói đến vai trò Project Manager (quản lý dự án) theo Agile, hầu hết các phương pháp Agile sẽ không bao gồm vai trò Project Manager. Vai trò và trách nhiệm của “Project Manager” trong các dự án Agile sẽ được chia sẻ cho các thành viên khác trong dự án, cụ thể ta có thể tìm hiểu thêm phía dưới.
Trong lĩnh vực Agile Development, có thể nói Scrum là một phương pháp, một khung quản trị dự án theo triết lý Agile phổ biến nhất. Vì vậy, chúng ta hãy cùng sử dụng Scrum làm mô hình để trả lời câu hỏi này. Trong một dự án theo mô hình Scrum, có ba vai trò: Product Owner, Scrum Master và các Nhà Phát triển. Trong đó, Product Owner sẽ chịu trách nhiệm về các khía cạnh kinh doanh của dự án, bao gồm đảm bảo sự phù hợp của sản phẩm với thị trường, đáp ứng được yêu cầu từ khách hàng, phù hợp với năng lực của nhóm và đảm bảo được tiến độ. Một Product Owner giỏi là người có thể cân bằng và sắp xếp các công việc ưu tiên hợp lý trên Product Backlog và cũng là người có quyền để tự đưa ra quyết định về sản phẩm.
Scrum Master đóng vai trò là huấn luyện viên của nhóm, giúp các thành viên trong nhóm làm việc cùng nhau theo cách hiệu quả nhất có thể. Một Scrum Master giỏi có vai trò là một trong những người cung cấp dịch vụ cho nhóm, loại bỏ những cản trở đối với tiến độ, tạo điều kiện cho các cuộc họp và thảo luận, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án điển hình như theo dõi tiến độ và các vấn đề.
Các Nhà Phát triển sẽ nhận vai trò triển khai các công việc theo Agile để đảm bảo bám sát mục tiêu sản phẩm một cách tốt nhất (những yêu cầu chính về sản phẩm do Product Owner đưa ra). Các thành viên trong nhóm sẽ hợp tác quyết định xem người nào sẽ làm nhiệm vụ nào, thực hành kỹ thuật nào là cần thiết để đạt được các mục tiêu chất lượng đã nêu.
Vậy “Agile” trong quy trình này là gì? Quản lý dự án Agile phân chia trách nhiệm cho nhiều thành viên trong nhóm và không ai có vai trò là quản lý ai, mọi người đều giữ vai trò, trách nhiệm riêng biệt khác nhau và đề cao sự linh hoạt, tự chủ. Trong trường hợp của Scrum, các vai trò đó là Product Owner của dự án, Scrum Master và các Nhà Phát triển. Đây cũng là sự khác biệt rất lớn của Agile so với Waterfall. Bởi theo mô hình Waterfall thì Project Manager sẽ nắm khá nhiều quyền lực, và họ có quyền chỉ đạo công việc cụ thể cho từng người trong nhóm.
Ngày nay khi môi trường ngày càng biến động và ít bền vững, các doanh nghiệp đang chuyển mình để thích ứng nhanh hơn với môi trường. Đặc biệt trong lĩnh vực đầy biến động như ngành công nghệ, những cá nhân và tổ chức trong lĩnh vực này phải không ngừng đổi mới và tìm ra những cách tiếp cận khác. Đó là ví do vì sao mà Agile ra đời và ngày càng lan rộng, phổ biến trên toàn thế giới.
Tại Việt Nam, các công ty hàng đầu cũng đã dịch chuyển mô hình làm việc theo Agile như Viettel, VinGroup, Techcombank, MSB,… Kéo theo sự phát triển đó là những cơ hội nghề nghiệp cực hấp dẫn với mức đãi ngộ mơ ước như Product Owner hay Scrum Master. Trong khi thị trường cung ứng các ứng viên phù hợp với vị trí này hiện còn rất ít, và dự đoán trong những năm tiếp theo, nghề nghiệp này sẽ còn “hot” hơn bao giờ hết.
Để nâng cao năng lực quản trị dự án của Project Manager thì khóa đào tạo Quản trị dự án Agile (Agile Project Management) của Học viện Agile là sự lựa chọn hàng đầu. Khóa học này được xây dựng dựa trên khung kiến thức PMI-ACP của Project Management Institute, Scrum Framework trong quản trị dự án, cung cấp kiến thức về quản trị dự án theo Agile một cách bài bản, hệ thống, cùng với đó là các phương pháp và công cụ thực hành giúp triển khai dự án hiệu quả và tối ưu chi phí.
Sau khóa học Project Manager sẽ:
Bài viết liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.