Quản lý nhân sự có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Hiểu rõ được trách nhiệm của người làm công tác quản lý nhân sự là điều cần thiết với mọi nhà quản lý, giúp tối ưu hóa hiệu quả của bộ phận này. Cùng đi tìm câu trả lời cho câu hỏi quản lý nhân sự làm gì và những kỹ năng cần có của một nhà quản lý nhân sự trong bài viết dưới đây.
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo các quy định của Nhà nước liên quan đến người lao động được thực hiện đúng, các nhà quản lý nhân sự cần đề ra các chính sách sử dụng nguồn nhân lực hợp lý.
Đây là công việc hàng ngày của một quản lý nhân sự, người quản lý sẽ tư vấn cho nhân viên về các vấn đề nghỉ phép, quy chế trả lương và thưởng, v.v. để công ty vận hành và hoạt động trơn tru.
Đây được coi là một vai trò quan trọng đối với các nhà quản lý nhân sự. Bất cứ khi nào doanh nghiệp có nhu cầu bổ sung nhân sự, người quản lý cần lập chiến lược tuyển dụng một cách nhanh nhất. Ngoài ra, nhà quản lý nhân sự có thể chủ động đưa ra các ý kiến và đề xuất liên quan đến việc bổ sung nhân viên tới lãnh đạo.
Nhiệm vụ chính của nhà quản lý nhân sự là kiểm tra, giám sát nhân sự trong toàn doanh nghiệp đảm bảo việc các chính sách, quy định, chương trình phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp được triển khai đồng bộ và tuân thủ nghiêm ngặt.
Ngoài ra, quản lý nhân sự cung cấp cách thức đo lường, phân tích, đánh giá năng lực làm việc của nhân viên và đề ra giải pháp phát huy tối đa năng lực làm việc của họ, đồng thời giúp các bộ phận khác quản lý nhân sự hiệu quả hơn. Quản lý nhân sự đảm nhận công việc thiết kế các chương trình thúc đẩy nhân sự, khai phá tiềm năng con người, lên kế hoạch tạo chương trình truyền cảm hứng, nâng cao năng lực cạnh tranh của nhân sự. Từ đó xác định được điểm mạnh, điểm yếu của nhân viên tài năng và nhân viên có tiềm năng phát triển.
Việc ghi chép, chấm công hàng ngày cho nhân viên cũng được coi là một công việc rất quan trọng đối với nhà quản lý nhân sự. Công nghệ giúp giảm bớt công việc của nhà quản lý nhân sự nhưng không thể phủ nhận vai trò của phòng nhân sự trong công tác này, vì doanh nghiệp cần theo dõi tình trạng đến muộn và số ngày nghỉ của nhân viên phục vụ cho việc đánh giá chuyên cần và tính lương của nhân viên. Ngoài việc ghi lương và giờ làm, nhà quản lý nhân sự cũng có thể trả lương và thưởng trực tiếp cho nhân viên trong doanh nghiệp.
=> Xem thêm: Khóa học quản lý nhân sự ngắn hạn – khởi đầu cho một quản lý
Kỹ năng này bao gồm: dự báo và hoạch định nhu cầu nhân lực, đánh giá tổng quan ứng viên tiềm năng, lên kế hoạch phỏng vấn, đặt câu hỏi trong cuộc phỏng vấn để hiểu “bản chất” của ứng viên, xây dựng và thiết lập mối quan hệ, cung cấp thông tin nội bộ, hướng dẫn nhân viên mới hòa nhập vào công ty …
Nâng cao kỹ năng chuyên môn là rất quan trọng đối với nhà quản lý nhân sự và không bao giờ là quá sớm để học tập nâng cao năng lực.
Bao gồm chiến lược quản lý nguồn nhân sự, hoạch định nguồn lực lao động, định hướng và phát triển nguồn nhân lực, thiết kế cơ cấu tổ chức, tổ chức tuyển dụng, đào tạo, đề ra cách thức, giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động của nhân sự.
Quản lý nhân sự yêu cầu rất cao về kỹ năng giao tiếp và ứng xử, giúp người quản lý hiểu rõ bản chất con người và cá tính mỗi cá nhân trong doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra những lời khuyên phù hợp khi cần thiết cho nhân viên.
Ngoài kỹ năng giao tiếp, khả năng thuyết phục là một trong những yếu tố tiên quyết để trở thành một nhà quản lý nhân sự tài ba. Kỹ năng thuyết phục tốt giúp nhà quản lý nhân sự giải quyết mâu thuẫn nội bộ hoặc thuyết phục lãnh đạo chấp nhận kế hoạch đã đề ra.
Khả năng xác định, giải quyết vấn đề thể hiện năng lực của nhà quản lý nhân sự. Kỹ năng giải quyết vấn đề thể hiện ở khả năng xử lý tình huống của người quản lý. Trong quá trình làm việc, nhà quản lý nhân sự cần giải quyết nhiều mâu thuẫn giữa nội bộ nhân viên và nhân viên với doanh nghiệp. Nhà quản lý nhân sự dày dạn kinh nghiệm sẽ giải quyết vấn đề khó khăn này mà không làm mất lòng cả hai bên.
Ở một doanh nghiệp lớn với chính sách nhân sự bài bản, nhà quản lý không thể cùng lúc làm tất cả công việc mà cần có sự hỗ trợ của các bộ phận khác để hoàn thành tốt công việc được giao. Do đó, nhà quản lý nhân sự cần có kỹ năng làm việc nhóm và phối hợp nhuần nhuyễn giữa các phòng ban.
Việc hiểu rõ tâm lý của người khác rất hữu ích khi phỏng vấn ứng viên. Với kỹ năng này, nhà quản lý có thể dễ dàng tìm kiếm các ứng viên tiềm năng và giảm tỷ lệ tuyển dụng sai.
Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nhân sự, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đọc vị tâm lý là những kỹ năng quan trọng quyết định sự thành công của đội ngũ quản lý cấp trung. Nhưng các doanh nghiệp hiện nay đang phải đối mặt với nhiều vấn đề trong đào tạo nâng cao năng lực của quản lý cấp trung, một phần là do lịch trình bận rộn của họ. Thấu hiểu vấn đề này, Học viện Agile đã thiết kế khóa đào tạo quản lý cấp trung NeoManager theo hình thức online qua Zoom kết hợp với phương pháp đào tạo qua video bài giảng có tính tương tác rất cao. Để biết thêm thông tin về nội dung, quy trình và thời gian của chương trình đào tạo NeoManager, hãy liên hệ với Học viện Agile để được tư vấn chi tiết!
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn cái nhìn trực quan về quản lý nhân sự làm gì và các yếu tố cốt lõi để thành công trên con đường quản lý nhân sự. Chúc bạn thành công!
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.