Sprint Retrospective (Cải tiến Sprint) là một sự kiện quan trọng trong Scrum, nó diễn ra ngay sau buổi Sơ kết Sprint và trước phiên Lập kế hoạch Sprint tiếp theo. Mục đích của sự kiện này là để cải thiện cách làm việc cho hiệu quả hơn sau mỗi Sprint. Nói cách khác đây là dịp để Nhóm Scrum nhìn lại quá trình làm việc của một Sprint và xác định những thay đổi cần thiết đối với quy trình để làm việc tốt hơn trong Sprint sau.
Nhóm Phát triển và ScrumMaster bắt buộc phải tham dự. Product Owner có thể tham dự hoặc không. Ngoài ra ScrumMaster cũng có thể mời thêm những người khác cùng tham dự nhằm đóng góp ý kiến cho nhóm.
Sự kiện này được đóng khung trong 3 giờ đối với Sprint 1 tháng. Với các Sprint ngắn hơn thì thời gian có thể ngắn hơn, vào khoảng 45 phút tương ứng với 1 tuần làm việc của Sprint.
Mục đích của buổi Sprint Retrospective (Cải tiến Sprint) bao gồm:
Có rất nhiều kỹ thuật để tiến hành một buổi Cải tiến Sprint, trang RetrospectiveWiki có liệt kê một số kĩ thuật thường được dùng chẳng hạn như Glad-Sad-Mad, SpeedBoat, SailBoat,… Trong đó, kỹ thuật đơn giản và được sử dụng phổ biến nhất là Glad – Sad – Mad.
Đặt vào quy trình khép kín: Để có 1 buổi Sprint Retrospective hiệu quả thì cần thực hiện theo một quy trình khép kín Plan-Do-Check-Act (Lập kế hoạch – Thực thi – Kiểm tra – Thích ứng)
Đây vốn là quy trình cải tiến liên tục (Kaizen) đã rất nổi tiếng. Cụ thể, sau khi có được kế hoạch cải tiến, thì Nhóm Scrum cần đưa vào thực thi trong Sprint tiếp theo, sau đó theo dõi xem cải tiến đó có hiệu quả không, kiểm tra trong Sprint tới và thích ứng. Vì vậy một trong các trọng tâm của buổi họp cải tiến là phải kiểm tra lại xem kế hoạch cải tiến lần trước có hiệu quả không, và phải chỉnh sửa thế nào. Để thực hiện điều này, nhóm cần có một Bản ghi Cải tiến (Kaizen Log), tài liệu này Scrum Master sẽ duy trì và cập nhật thường xuyên, đóng vai trò như là đầu vào cho các cải tiến mang tính hệ thống hơn và nhân rộng ra các nhóm khác.
Mặc dù việc cải tiến có thể diễn ra bất cứ lúc nào, nhưng sự kiện Sprint Retrospective (Cải tiến Sprint) vẫn là thời điểm chính thức được quy định để làm việc này. Tuân thủ và thực hiện tốt sự kiện này là cách để tạo một thói quen thanh tra và thích nghi quy trình làm việc trong nhóm.
Như đã nói, buổi Sprint Retrospective sẽ đóng vai trò quan trọng trong quy trình Scrum. Cụ thể như:
Ngoài ra, việc các doanh nghiệp duy trì các buổi Sprint Retrospective góp phần gia tăng hạnh phúc khi làm việc của từng thành viên và cả nhóm, từ đó tạo văn hóa học hỏi, phát triển cho cả tổ chức.
Sprint Retrospective là một hoạt động đơn giản, dễ thực hiện và đáp ứng đầy đủ các nguyên tắc trên. Tuy nhiên, hoạt động này rất dễ bị làm sai và không phát huy được hiệu quả, nhất là với các cá nhân, tổ chức mới triển khai Agile/Scrum hoặc triển khai không bài bản.
Khóa học Quản trị dự án Agile (Agile Project Management) được xây dựng dựa trên khung kiến thức PMI-ACP của Project Management Institute, Scrum Framework trong quản trị dự án, cung cấp kiến thức, các phương pháp và công cụ thực hành về quản trị dự án theo Agile một cách bài bản, hệ thống, giúp các cá nhân, doanh nghiệp hiểu đúng và làm chuẩn ngay từ đầu.
Sau khóa học, bạn có thể:
Thông tin chi tiết: Khóa học Quản trị dự án Agile
Ngoài ra, dành cho các Scrum Master, Product Owner và các thành viên khác trong nhóm Scrum mong muốn nâng cao kiến thức và giá trị thương hiệu trong ngành! Khóa huấn luyện chứng chỉ quốc tế PSM/PSPO của Học viện Agile giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức luyện thi, tỉ lệ đỗ cao trong thời gian ngắn, với sự dẫn dắt trực tiếp của Agile Coach Nguyễn Thế Nghị.
Khóa học liên quan:
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.