Hiện nay, biểu đồ Sprint Burndown ngày càng trở nên phổ biến hơn trong việc cung cấp các thông tin trong công việc một cách dễ dàng, cụ thể cho từng thành viên trong nhóm Scrum. Hãy cùng Học viện Agile đi tìm hiểu về biểu đồ Sprint Burndown để hiểu tại sao nó lại phổ biến như vậy nhé!
Biểu đồ Sprint Burndown là một công cụ đo lường trực quan thể hiện công việc đã hoàn thành dựa trên tốc độ hoàn thành dự kiến của Sprint hiện tại. Nó cung cấp sự minh bạch về hiệu suất hiện tại (tỷ lệ burndown) và cho phép dễ dàng ước tính nếu mục tiêu Sprint có thể đạt được đúng như dự kiến hay không, hoặc nếu nhóm phải tìm các biện pháp bổ sung để tăng tốc độ hoàn thành các hoạt động còn lại. Để biểu thị được biểu đồ Sprint Burndown, nhóm sẽ lấy dữ liệu ước tính từ Sprint Backlog.
Trong các nhóm, biểu đồ Sprint Burndown được sử dụng như một công cụ giúp trực quan hóa tiến độ hướng tới Mục tiêu Sprint. Nhà Phát triển tập trung sự quan tâm của mình vào lượng nỗ lực còn lại cần thực hiện để đạt được Mục tiêu Sprint chứ không phải là mình đã làm được những gì.
Nhóm có trách nhiệm minh bạch hóa công việc đang tiến hành với các bên liên quan. Product Owner sẽ quyết định kế hoạch phát hành sản phẩm cần được cập nhật hoặc xem xét công việc để dự án đúng tiến độ. Ngoài ta, Scrum Master chịu trách nhiệm hỗ trợ, huấn luyện và nhắc nhở các cá nhân về các quy tắc cơ bản phát triển phần mềm Agile.
Nhóm cập nhật ước tính nỗ lực và nỗ lực còn lại, đồng thời thực hiện phân tích tác vụ bằng cách sử dụng biểu đồ Sprint Burndown lại này, đây là lợi thế lớn của việc sử dụng công cụ này.
Biểu đồ này cung cấp phản hồi về lịch trình và nỗ lực hàng ngày, do đó giảm thiểu rủi ro và cảnh báo nhóm ngay lập tức nếu có bất kỳ điều gì sai, thay vì chờ đợi cho đến khi kết thúc.
Biểu đồ Sprint Burndown cung cấp khả năng hiển thị về tiến độ của một dự án mỗi ngày. Nó có thể được thể hiện bằng cách sử dụng giấy/ bảng trắng để kết nối và liên lạc tốt hơn trong trường hợp nhóm không thể truy cập công cụ trực tuyến.
Để có thể vẽ được biểu đồ Sprint Burndown, trước hết ta sẽ chia thành 2 trục. Trong đó, trục hoành thể hiện thời gian, được chia thành các ngày tương ứng với thời gian của một Sprint.
Ví dụ: Đối với Sprint có độ dài 1 tuần tương ứng với 5 ngày làm việc thì chúng ta sẽ chia thành các ngày 1,2,3,4,5.
Trục tung thể hiện lượng nỗ lực còn lại cần thiết để hoàn thành tất cả các công việc. Giá trị này sẽ được lấy từ Sprint Backlog.
Cập nhật Sprint Burndown: Công việc hàng ngày sau đó chính là cập nhật Sprint Backlog, các Nhà Phát triển sẽ tính lượng nỗ lực còn lại và nhập nhật vào Sprint Burndown.
Trong biểu đồ Sprint Burndown, chúng ta có một đường cơ sở được nối từ điểm khởi đầu cho đến điểm mong muốn đạt được khi kết thúc Sprint. Cụ thể hơn, trong trường hợp lí tưởng nhất, tốc độ sản xuất của nhóm luôn ổn định và lượng nỗ lực công việc còn lại sau từng ngày sẽ giảm dần đều trong suốt Sprint và đạt được giá trị mong muốn vào đúng ngày cuối cùng.
Nếu đường đồ thị thực tế nằm ở phía trên của đường cơ sở có nghĩa là tốc độ sản xuất của nhóm đang không đạt như kỳ vọng. Nhóm cần xem xét và phân tích để tìm ra nguyên nhân, có những điều chỉnh nếu thực sự cần thiết để tăng năng suất của nhóm. Bởi vì nếu tiếp tục như vậy thì đến cuối Sprint nhóm sẽ không thể đạt được mục tiêu.
Trong trường hợp thuận lợi, tốc độ sản xuất của nhóm cao hơn ước tính, đường đồ thị thực tế sẽ nằm phía dưới của đường đồ thị cơ sở. Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ đạt được mục tiêu, hoàn thành tất cả các công việc sớm hơn dự tính.
Trong thực tế, có thể dễ dàng sử dụng các công cụ điện tử để vẽ biểu đồ Sprint Burndown, từ bảng tính cho đến tính năng của các công cụ quản lý Backlog.
Tuy nhiên thì nhiều nhóm vẫn lựa chọn phương pháp vẽ tay và treo ngay cạnh Sprint Backlog trong khu vực nhóm làm việc. Cách làm này giúp gia tăng tính trực quan và tăng khí thế làm việc cho cả nhóm.
Như vậy, có thể nói biểu đồ Sprint Burndown cũng được xem như một công việc quan trọng và giúp ích nhiều trong Scrum nói chung và mỗi Sprint nói riêng. Nếu nhóm có thể thực hành và áp dụng tốt công cụ này, chắc chắn nó sẽ đem lại những lợi ích vượt bậc cho cả nhóm Scrum và góp phần lớn vào thành công của dự án.
Để tối ưu lợi ích của Biểu đồ Sprint Burndown, các cá nhân và đội nhóm cần có nền tảng vững chắc về Agile/Scrum kết hợp với quá trình áp dụng, sơ kết và cải tiến không ngừng. Đó chính là lý do Khóa học Quản trị dự án Agile (Agile Project Management) ra đời nhằm cung cấp kiến thức nền tảng và các kỹ thuật, công cụ thực hành về Agile/Scrum cho các cá nhân, tổ chức định hướng quản lý dự án theo mô hình Agile.
Sau khóa học, bạn có thể:
Ngoài ra, dành cho các Scrum Master, Product Owner và các thành viên khác trong nhóm Scrum mong muốn nâng cao kiến thức và giá trị thương hiệu trong ngành! Khóa huấn luyện chứng chỉ quốc tế PSM/PSPO của Học viện Agile giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức luyện thi, tỉ lệ đỗ cao trong thời gian ngắn, với sự dẫn dắt trực tiếp của Agile Coach Nguyễn Thế Nghị.
Bài viết liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.