Quản lý nhân viên cấp dưới chưa bao giờ là công việc đơn giản đối với các nhà quản lý, bởi nếu quản lý không tốt rất dễ dẫn đến tình trạng hiệu suất công việc kém, tạo môi trường làm việc tiêu cực, cuối cùng là nhân sự nghỉ việc. Một nhà quản lý thông minh luôn biết tìm ra cách quản lý nhân viên cấp dưới vừa tạo được môi trường làm việc năng động, thoải mái, cạnh tranh lành mạnh vẫn đảm bảo hiệu quả công việc một cách tối đa. Bài viết này cung cấp cho bạn 5 cách quản lý nhân viên cấp dưới tâm phục khẩu phục hiệu quả nhằm phát huy tối đa năng lực lãnh đạo của các nhà quản lý.
Môi trường làm việc tiêu cực là hậu quả to lớn của việc quản lý nhân viên cấp dưới yếu kém. Một số dấu hiệu có thể nhận thấy ở môi trường làm việc tiêu cực như:
Tất cả những điều trên phần lớn là hậu quả của công tác quản lý lỏng lẻo, không có quy định, nội quy, văn hóa làm việc cụ thể rõ ràng tạo môi trường làm việc toxic giảm đáng kể năng suất lao động của nhân sự.
Hiệu quả làm việc của nhân viên dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm điều kiện làm việc, cơ sở vật chất, trang thiết bị, năng lực cá nhân, đặc biệt là vai trò lãnh đạo của người quản lý. Khi người quản lý có phương pháp lãnh đạo tốt thì nhân viên sẽ nỗ lực hết mình đạt được mục tiêu cá nhân và mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Trên thực tế, 30% nhân viên được hỏi cho rằng năng suất làm việc của họ bị ảnh hưởng do không kết nối được với quản lý nhân sự và không nhận được đánh giá chính xác từ họ. Đây cũng là thiếu sót của các nhà quản lý khi không biết cách giao tiếp, thấu hiểu nhân viên cấp dưới của mình, dẫn đến tình trạng không đánh giá và công nhận chính xác năng lực của nhân viên.
Môi trường làm việc được đánh giá là yếu tố cơ bản giữ chân nhân sự. Nhân sự sẽ quyết định gắn bó lâu dài với doanh nghiệp dựa trên văn hoá doanh nghiệp, môi trường làm việc liệu có phù hợp với định hướng của bản thân hay không? Cách quản lý nhân viên cấp dưới không tốt vô tình tạo môi trường làm việc tiêu cực dẫn tới tỉ lệ nghỉ việc của nhân sự cao hơn. Do đó, doanh nghiệp cần phải tốn nhiều chi phí để tuyển dụng, đào tạo người mới thay thế.
Khi doanh nghiệp không có nền tảng văn hoá vững mạnh và phát triển, nhân viên không hiểu rõ giá trị cốt lõi, tầm nhìn, sứ mệnh của tổ chức. Họ sẽ mất động lực để gắn kết và làm việc lâu dài với doanh nghiệp, vì thế người quản lý cần biết cách tạo môi trường làm việc năng động, linh hoạt phù hợp với định hướng của nhân sự.
=> Xem thêm: Lưu ý khi xây dựng mô hình văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam
Không phải nhà quản lý nào cũng có thể lắng nghe và hiểu hết ý kiến của nhân viên. Đây là kỹ năng phải được trau dồi và tích lũy theo thời gian. Những nhà lãnh đạo thành công là những người luôn biết cách lắng nghe và xây dựng mối quan hệ tích cực với nhân viên của mình. Điều này cho phép tiếp nhận thông tin cần thiết, hiểu được tâm tư, nguyện vọng của cấp dưới, từ đó có được những chủ trương và giải pháp phù hợp trong quy trình quản lý nhân sự. Đây cũng là cách tốt nhất để phá bỏ rào cản trong mối quan hệ lãnh đạo – nhân viên.
Nhà quản lý dù tài giỏi đến đâu cũng không thể làm thay việc của mọi người, vì vậy bạn cần phải giao phó công việc cho nhân viên bên dưới. Nhưng làm thế nào để giao việc đúng năng lực cho đúng người là một việc không hề đơn giản. Để có thể làm được điều này, bạn thực sự cần là một người quản lý luôn sát sao từng nhân viên và đánh giá chính xác kỹ năng, điểm mạnh của họ. Bằng cách phân công đúng người, đúng việc, quy trình làm việc diễn ra suôn sẻ và không có áp lực đối với nhân viên và bản thân người quản lý.
Đối xử với nhân viên của bạn một cách công bằng và tôn trọng. Bạn có thể cảm thấy thoải mái khi làm việc với một số nhân viên, nhưng với tư cách là người quản lý, bạn phải tránh ngay cả những dấu hiệu thiên vị nhỏ nhất; công bằng với mọi người, phải linh hoạt trong phong cách lãnh đạo đối với từng cấp dưới của mình.
Nhân viên sẽ tìm đến bạn để được hướng dẫn và truyền cảm hứng, vì vậy điều cần thiết là bạn phải luôn trau dồi kiến thức quản lý và năng lực chuyên môn, làm gương tốt để có được sự tôn trọng của họ. Hãy chứng tỏ rằng bạn không chỉ là quản lý có năng lực chuyên môn vững vàng mà còn là nhà lãnh đạo thu phục lòng người.
=> Xem thêm: Review 7 khóa học quản lý nhân sự online dành cho người mới
Hãy linh hoạt trong việc giải quyết các mối quan tâm của nhân viên. Việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình đã định không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả cho công việc, bạn cần sự linh hoạt để giải quyết công việc tốt hơn nâng cao hiệu suất cá nhân.
Trên đây là tổng hợp 5 cách quản lý nhân viên cấp dưới hiệu quả được các nhà quản lý áp dụng thành công. Tuy nhiên, mỗi người quản lý sẽ có những cách khác nhau để nhân viên nể phục mình. Hãy tham khảo và lựa chọn cho mình cách quản lý phù hợp nhé.
Quản lý nhân viên cấp dưới là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà quản lý cấp trung. Nhưng hiện nay các doanh nghiệp đang phải đối mặt với tình trạng năng lực của quản lý cấp trung không đáp ứng được nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.
Vì thế, khóa đào tạo quản lý cấp trung NeoManager ra đời nhằm giúp người học hoàn thiện kỹ năng quản lý, thông qua 9 học phần và 22 công cụ, kỹ thuật quản lý. Đến với NeoManager, người học sẽ hiểu rõ những kiến thức liên quan đến quản trị nhân sự, xây dựng kế hoạch, mục tiêu, cách nuôi dưỡng tư duy phát triển, đặc biệt là nâng cao hiệu quả cá nhân và phát triển trí tuệ cảm xúc.
Để biết thêm thông tin về nội dung và thời gian của chương trình đào tạo NeoManager, hãy liên hệ với Học viện Agile để được tư vấn chi tiết!
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.