Nhân sự đóng vai trò then chốt trong hoạt động của doanh nghiệp. Quản lý nhân sự là công tác vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp tới sự sống còn của doanh nghiệp. Vậy cụ thể công việc và nghiệp vụ quản lý nhân sự là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nghiệp vụ quản lý nhân sự bao gồm những kiến thức chuyên môn, kỹ năng và tác phong trong công việc. Nghiệp vụ quản lý nhân sự được đánh giá dựa trên mức độ hoàn thành công việc của nhà quản lý và sẽ thật tuyệt vời nếu bạn là một người làm nhân sự được đánh giá là có nghiệp vụ nghề vững chắc.
Quản lý nhân sự là một công việc mà bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào cũng cần quan tâm bởi con người là nguồn gốc của mọi vấn đề. Việc quản lý con người luôn là một trong những công việc mà bạn cần phải học hỏi và rèn luyện không ngừng.
Quản lý nhân sự là bộ phận thiết yếu trong doanh nghiệp, để trở thành nhà quản lý nhân sự tài ba bạn cần hiểu rõ các nghiệp vụ liên quan đến ngành nhân sự, cụ thể:
Tại nhiều doanh nghiệp Việt Nam, nghiệp vụ quản lý nhân sự cũng bao gồm trách nhiệm tuyển dụng nhân sự với hai giai đoạn: xây dựng chính sách tuyển dụng và thực hiện tuyển dụng nhân sự.
Với phương châm “ Dụng nhân phải đúng từ khâu tuyển dụng”, bộ phận quản lý nhân sự đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong doanh nghiệp.
Xây dựng nội quy, quy chế doanh nghiệp là công việc giúp đảm bảo doanh nghiệp được vận hành trơn tru, chuyên nghiệp và có tổ chức. Các nhà quản lý nhân sự phải biết cách ứng dụng các kỹ năng quản lý thời gian, quản lý hiệu suất vào công việc. Nội quy, quy chế doanh nghiệp bao gồm: Quy định thời gian làm việc, điều lệ về tài sản, kỷ luật lao động, tác phong và đạo đức trong công việc,… tất cả nhân viên đều phải tuân theo bộ nội quy doanh nghiệp này.
Tại đây, các nhà quản lý nhân sự ứng dụng các kỹ năng đánh giá, nhìn nhận, phân tích và sàng lọc để đưa ra bản đánh giá năng lực nhân viên chính xác nhất. Từ đó, giúp doanh nghiệp có kế hoạch bồi dưỡng nhân viên, nâng cao năng lực chuyên môn và có chính sách khen thưởng cá nhân, tập thể đạt được thành tích cao trong công việc và phê bình những hành vi gây hại cho doanh nghiệp.
Hiện nay, dưới sự hỗ trợ đắc lực của các trang thiết bị hiện đại, công tác chấm công và tính lương cho nhân viên đã được giảm tải cho bộ phận quản lý nhân sự. Nhưng không vì thế vai trò của nhà quản lý nhân sự trong công việc này bị phủ nhận hoàn toàn.
Nhà quản lý sẽ tiến hành thống kê và báo cáo cho lãnh đạo tình hình chuyên cần của nhân viên. Nếu có vấn đề bất thường trong thời gian làm việc của nhân sự các nhà quản lý cần tìm hiểu rõ nguyên nhân cũng như đề ra phương pháp giải quyết thỏa đáng, tránh tình trạng “chảy máu nhân sự” trong doanh nghiệp. Tại nhiều doanh nghiệp, phòng nhân sự cũng đảm nhận luôn vai trò tính và phát lương cho nhân viên hàng tháng.
Một trong những nghiệp vụ quản lý nhân sự quan trọng là quản lý và làm thủ tục giải quyết chế độ phúc lợi cho nhân viên. Lương thưởng và chế độ phúc lợi có thể được coi là điểm sáng thu hút nguồn nhân sự. Các vấn đề liên quan đến thủ tục bảo hiểm được thực hiện hàng năm, các nhà quản lý nhân sự cần biết cách tạo dựng mối quan hệ với các hệ thống ngân hàng, hệ thống quản lý sản xuất. Tại đây, nhà quản lý cần ứng dụng các nghiệp vụ như tìm kiếm, phân tích thông tin, dữ liệu, nghiệp vụ liên quan tới bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để giải quyết vấn đề thủ tục chế độ cho nhân viên một cách thỏa đáng và trong thời gian ngắn nhất.
Ngoài việc đảm bảo chế độ phúc lợi của nhân viên, nhà quản lý nhân sự còn có trách nhiệm đưa ra ý kiến tham vấn cho lãnh đạo về các chính sách này, nhằm thu hút và giữ chân nhân tài cho doanh nghiệp. Từ đó tránh các chi phí phát sinh trong công tác tuyển dụng, đào tạo và giữ chân nhân sự.
Quản lý nhân sự là một nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần tập trung vào việc đào tạo đội ngũ nhân sự hiểu rõ trách nhiệm và công việc của bản thân, từ đó nâng cao nghiệp vụ quản lý nhân sự.
=> Xem thêm: 7 kỹ năng quản lý nhân sự các nhà lãnh đạo không nên bỏ qua
Tuyển chọn và đào tạo nhân viên cũng là nghiệp vụ quản lý nhân sự không thể thiếu của đội ngũ quản lý cấp trung. Nhưng đội ngũ quản lý cấp trung thường là những nhân viên giỏi về chuyên môn được bổ nhiệm lên vị trí quản lý, chưa có kinh nghiệm trong quản lý con người.
Thấu hiểu vấn đề này NeoManager ra đời hứa hẹn sẽ đặt nền móng mới cho đội ngũ quản lý cấp trung. NeoManager được thiết kế với 9 học phần và cung cấp 22 công cụ, kỹ thuật quản lý nhằm hỗ trợ quá trình học tập và thực hành của học viên. Qua đó, người học sẽ nắm chắc những kiến thức liên quan đến việc quản trị, xây dựng kế hoạch, mục tiêu, cách nuôi dưỡng tư duy phát triển, đặc biệt là nâng cao hiệu quả cá nhân và phát triển trí tuệ cảm xúc. Để biết thêm thông tin về NeoManager, hãy liên hệ với Học viện Agile để được tư vấn chi tiết!
Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về nghiệp vụ quản lý nhân sự trong doanh nghiệp là gì. Từ đó, giúp tuyển chọn đội ngũ nhân sự tài năng để cùng nhau xây dựng doanh nghiệp bền vững trong tương lai.
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.