Ngành công nghệ thông tin hiện nay đang phát triển không ngừng từng ngày với những thành tựu không thể chối cãi. Ở Việt Nam trong những năm gần đây là sự nở rộ và phát triển của các công ty công nghệ. Có thể nói việc trở thành một nhân sự trong môi trường đầy tính tiềm năng này đã trở thành lựa chọn của rất nhiều người. Những nhân sự nổi trội trong ngành công nghệ dường như được đánh giá rất cao và được cân nhắc phát triển thêm lộ trình sự nghiệp rất nhanh so với các ngành khác. Sau một vài năm thực chiến khi đi làm, bạn sẽ có cơ hội để trở thành một Team leader hay một Technical leader thực thụ. Vậy cụ thể vị trí Team leader là gì? Hãy cùng Học viện Agile đi tìm hiểu nhé!
Mục lục
ToggleTeam leader hay Technical leader trong một nhóm công nghệ sẽ là một trưởng nhóm nhận trách nhiệm quản lý một nhóm nhỏ từ 2-10 người.
Thông thường, Team leader sẽ đóng vai trò quản lý nhóm cũng như các công việc liên quan đến mặt kỹ thuật của toàn bộ team.
Thực tế trong các công ty về công nghệ thì đều có những nhóm khác nhau với những chức năng khác nhau. Với tùy từng mô hình tại mỗi doanh nghiệp mà nhóm này có thể chỉ chịu trách nhiệm về một phần chuyên môn, hoặc là nhóm dự án và sẽ bao quát được chuyên môn rất rộng.
Việc trở thành Team leader chắc chắn sẽ là một cơ hội rất tốt cho bất cứ ai làm trong lĩnh vực công nghệ để có thể tiến xa hơn trong tương lai. Nếu bạn đang là một coder, tester hay developer và có mong muốn trở thành Team leader trong thời gian tới, thì nhất định cần biết những điều này nhé:
Đây có lẽ là điều kiện bắt buộc phải có của tất cả các Team leader. Bởi bạn cần giỏi về kiến thức chuyên môn cả về chiều sâu và chiều rộng mới có thể quản lý được những người khác. Bởi khi hiểu được hết các công việc của các thành viên trong nhóm thì Team leader mới có thể review và đưa ra những định hướng đúng đắn cho các thành viên trong nhóm.
Một ví dụ như việc Team leader chắc chắn cần đồng thời là Architectural designer như biết cách xây dựng cấu trúc hệ thống, hiểu các công nghệ trong phần mềm mà họ tham gia.
Team leader cũng sẽ là người hiểu và review được các thiết kế cơ bản như database, screen, UML hay detail design.
Hay với vị trí coder thì Team leader cũng cần có khả năng code review, qua đó sẽ giúp PGs sửa lỗi lập trình, và đặc biệt là những lỗi khó sẽ luôn cần một người có trình độ chuyên môn cao như Team leader để định hướng.
Dường như đây là kỹ năng cực kỳ quan trọng hay có thể nói là kỹ năng quan trọng nhất không chỉ với Team leader mà còn với tất cả các vị trí quản lý, lãnh đạo. Bởi khi bắt đầu trở thành Team leader là khi bạn sẽ bắt đầu quản lý con người. Với con người thì việc giao tiếp là điều quan trọng và đem lại hiệu quả vô cùng lớn. Để trở thành một người lãnh đạo tài năng trong tương lai hay một trưởng nhóm được mọi người ngưỡng mộ, thì việc học các kỹ năng giao tiếp chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc của bạn.
Kỹ năng truyền đạt dường như là một trong những kỹ năng giúp bạn cạnh tranh trong thời đại ngày nay. Nhất là với một Team leader khi việc truyền đạt ý tưởng và ý kiến cho các thành viên trong nhóm là công việc bạn cần phải làm hàng ngày. Sẽ là vô nghĩa nếu như bạn không thể truyền đạt được suy nghĩ và mong muốn của mình để các thành viên trong nhóm hiểu được.
Là một trưởng nhóm, bạn chắc chắn sẽ nắm trách nhiệm và những đầu việc quan trọng nhất. Cấp trên sẽ chỉ nghiệm thu công việc từ bạn và chắc chắn bạn sẽ là người để phân chia và trao quyền cho các thành viên trong nhóm. Thực tế thì có tới 70% các trưởng nhóm cảm thấy quá tải và bế tắc không có cách giải quyết những công việc của nhóm. Họ thường cảm thấy lo lắng, bất an và tự bắt buộc bản thân mình cần làm những bản kế hoạch chi tiết và đồ sộ, sau đó giao việc cho các thành viên và kiểm soát, đối chiếu công việc. Đây chính là một cách làm việc truyền thống mà mang lại ít hiệu quả. Thực tế thì việc phân chia công việc hay quan trọng là trao quyền là những kỹ năng mà người quản lý luôn cần phải học hỏi.
Ngày nay khi văn hóa làm việc ngày càng được cải tiến thì một người với vị trí là Team leader hiển nhiên sẽ không nên có một tư tưởng quân phiệt, đặt áp lực lên nhân viên của mình để quản lý. Để khắc phục những điều đó, bạn cần tổ chức nhóm mình như một nhóm Scrum. Thế nào là tổ chức làm việc theo nhóm Scrum?
– Các thành viên phải làm việc trực tiếp với nhau để hoàn thành một công việc chung
– Quản lý mang tính chất hỗ trợ và lãnh đạo các thành viên
Nhóm Scrum được tổ chức như một nhóm đua thuyền rồng. Người có năng lực về sản phẩm/dịch vụ sẽ đóng vai trò lãnh đạo về sản phẩm (tên là Product Owner) – người lái thuyền. Người có năng lực về con người đóng vai trò người hỗ trợ họ (Scrum Master) – người đánh trống và những người có kỹ năng chuyên môn, tất cả sẽ tham gia vào việc làm trực tiếp (Nhóm Phát triển) – người chèo thuyền.
Là một người có tiềm năng trở thành lãnh đạo trong tương lai bằng việc bắt đầu với vị trí Team leader thì bản lĩnh là một tính cách chẳng thể thiếu. Cũng như việc bạn là thuyền trưởng trên một con tàu, nắm quyền quyết định về việc cả nhóm sẽ đi hướng nào, thách thức với thử thách nào để giành lại thành công cho cả nhóm. Nếu một Team leader thiếu đi phẩm chất này, cả nhóm sẽ rất dễ rơi vào trạng thái mất đi sự nhiệt huyết, không còn cảm thấy vui vẻ trong công việc cũng như bị rời rạc, xao nhãng.
Như đã nói ở trên, thì trở thành Team leader cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ trở thành người truyền lửa cho các thành viên trong nhóm. Đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng việc làm việc đi kèm với sự hăng hái, nhiệt huyết sẽ đem lại hiệu quả gấp rất nhiều lần so với làm việc trong trạng thái buồn tẻ đến mức bạn khó mà tưởng tượng ra được sự khác biệt. Vì vậy là một người trưởng nhóm, thì bạn cần luôn suy nghĩ rằng không chỉ làm việc để bản thân mình trở lên tốt hơn, mà sẽ là cả nhóm trở lên tốt hơn.
Đọc đến đây, có lẽ bạn đã có trong mình một tâm thế rất sẵn sàng để trở thành một Team leader tài giỏi. Tuy nhiên bạn đã từng tìm hiểu về lộ trình sự nghiệp của Team leader chưa? Sẽ có rất nhiều điều bất ngờ đó, hãy cùng Học viện Agile đọc tiếp nhé:
Việc xây dựng cho mình một lộ trình nghề nghiệp rõ ràng sẽ giúp cho mỗi Team leader có được hướng đi đúng đắn, vững chắc nhất trên từng nấc thang của sự nghiệp. Ngược lại, nếu không có một lộ trình nghề nghiệp để làm kim chỉ nam cho bản thân, bạn sẽ rất dễ rơi vào trạng thái làm rất nhiều, nhưng lại không hiểu lý do vì sao bản thân làm những việc đó, cuối cùng sẽ không đưa đến một kết quả cụ thể nào mặc dù bạn cũng đã nỗ lực làm việc và học hỏi rất nhiều.
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.