Ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hiểu lầm khi nghĩ rằng Product Owner hoạt động như một đại diện của các Bên liên quan. Đơn giản hơn, đây là việc cho rằng trong Scrum, Product Owner nên là người thay mặt toàn bộ Nhóm Scrum và là người duy nhất giao tiếp với các bên liên quan (ví dụ như khách hàng, người dùng).
Mục lục
Toggle>> Download miễn phí Ebook “Bí quyết kiểm soát tiến độ dự án” => Sách tặng
Chúng tôi đã thấy nhiều Nhóm Scrum có biểu hiện đúng với cách nghĩ trên thông qua những hành vi dưới đây:
Hướng dẫn Scrum (Scrum Guide) đã nói ra rằng Product Owner là người chịu trách nhiệm cho việc tối đa hoá giá trị của sản phẩm được tạo ra từ các công việc của các Nhà Phát triển. Công việc được thực hiện minh bạch trong Product Backlog và được quản lý bởi Product Owner. Nhằm xác định công việc nào có giá trị giá trị, sau đó sẽ sắp xếp thứ tự cho chúng, thông tin đầu vào từ các bên liên quan hiển nhiên là cần thiết. Tuy nhiên, trong Scrum Guide không có chỗ nào nói rằng Product Owner là người duy nhất chịu trách nhiệm việc giao tiếp với các bên liên quan.
Ý nghĩa của Scrum thật sự đến từ mục tiêu mà chúng ta đang cố để đạt được. Scrum được xây dựng dựa trên sự thực nghiệm mà trong đó Nhóm Phát triển là một tổ hợp rất phức tạp. Khám phá ra chúng ta cần gì cũng như cách để thực thi tốt nhất sẽ yêu cầu Nhóm Scrum cần phải làm việc rất nhiều cùng với các khách hàng, người dùng cũng như các bên liên quan khác.
Scrum là một “khám phá mang tính hợp tác”. Bắt đầu chỉ với một vài đường vẽ nguệch ngoạc trên chiếc bản đồ kho báu, Nhóm Scrum bắt đầu tiến vào cuộc hành trình với các bên liên quan để tìm ra nơi kho báu ẩn giấu. Nguyên lý hợp tác này được lặp lại ở dòng thứ 3 của bản Tuyên ngôn Agile: “Hợp tác với khách hàng hơn là đàm phán hợp đồng”.
Khi chỉ riêng Product Owner giao tiếp với các bên liên quan sẽ có nhiều chướng ngại xảy đến:
Do vậy, việc coi Product Owner như là đại diện cho các bên liên quan sẽ không giúp cho nhóm trở nên Agile. Nhưng vậy thì vai trò của Product Owner được định hướng như thế nào?
Thay vì để họ là những người đại diện cho các bên liên quan. Chúng tôi thích giải thích rằng Product Owner là một nhân vật có trách nhiệm như là tiếng nói của các bên liên quan trong quá trình “khám phá cộng tác”. Làm thế nào để hoàn thành thì sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào Product Owner và Nhóm Scrum, cũng như phụ thuộc vào sự có mặt của các bên liên quan, hay bản chất của sản phẩm trong quá trình phát triển. Nhưng chúng tôi thấy một số việc đã hoạt động hiệu quả rất hiệu quả, ví dụ:
Thay vì tạo ra các bức tường cản trở Nhóm Phát triển, Product Owner nên kết nối khoảng cách tổ chức giữa các Nhà Phát triển và Bên liên quan (cụ thể là Người dùng). Trong bất cứ trường hợp nào, việc này nên được thực hiện theo cách tôn trọng trọng tâm của Nhóm Phát triển cần trong một Sprint.
Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng Product Owner cần giữ trách nhiệm cho những việc xảy đến trong Product Backlog cũng như thứ tự của các công việc trong đó. Sau cùng, họ vẫn là Người-sở-hữu sản phẩm (Product – Owner). Nhưng không phải là làm việc theo cách thức truyền thống, khi mọi việc đều phải qua tay của Product Owner.
Trong bài này chúng ta đã giải mã một hiểu lầm khác, rằng Product Owner là Đại diện cho các bên liên quan. Kết quả cuối cùng cho thấy rằng Nhóm Scrum trở bên ít Agile hơn khi chỉ có mình Product Owner thực hiện việc giao tiếp với các bên liên quan. Thay vì chỉ định Product Owner như là một người đại diện, chúng tôi muốn giải thích Product Owner như là một cá nhân có trách nghiệm kéo bên liên quan vào các cuộc hội thoại. Chúng ta đã đi qua một vào mẹo cụ thể. Bạn nghĩ gì về hiểu lầm này? Bạn có đồng ý không? Và bạn đã học được những điều gì?
Ngoài ra, để gia tăng tỉ lệ thành công của dự án thì Product Owner và các thành viên trong nhóm dự án cần có kiến thức và nền tảng hiểu biết chung về phương pháp quản trị dự án theo Agile. Nhóm dự án hoàn toàn có thể tham khảo khóa đào tạo Quản trị dự án Agile (Agile Project Management) để hiểu đúng và làm chuẩn Agile ngay từ đầu.
Khóa học này được xây dựng dựa trên khung kiến thức PMI-ACP của Project Management Institute, Scrum Framework trong quản trị dự án, cung cấp kiến thức về quản trị dự án theo Agile một cách bài bản, hệ thống, cùng với đó là các phương pháp và công cụ thực hành giúp triển khai dự án hiệu quả và tối ưu chi phí.
Thông tin chi tiết: Khóa học Quản trị dự án Agile
Bài viết liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.