Tóm tắt từ bài tham luận của diễn giả Phạm Anh Tuấn – Chuyên gia tư vấn Chuyển đổi số – Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo, Bồi dưỡng kiến thức Truyền thông số, Hội Truyền thông số Việt Nam tại Agile Vietnam Conference 2023.
Nội dung bài chia sẻ của diễn giả Phạm Anh Tuấn là về cách triển khai Agile Mindset tại Rạng đông với những trở ngại và kết quả đạt được.
Diễn giả Phạm Anh Tuấn bắt đầu bài tham luận với sự gợi mở rất thú vị về những lầm tưởng của mọi người về Rạng Đông.
Mọi người nghĩ Rạng Đông là một công ty khá cũ kỹ. Một công ty hơn 60 năm tuổi đời. Nhưng mọi người không biết rằng:
Là một người trực tiếp tham gia vào đội ngũ chuyên gia cố vấn chuyển đổi số của Rạng Đông, diễn giả chia sẻ, về cơ bản, Rạng Đông không triển khai Agile theo hướng chuẩn chỉnh như chúng ta thấy trong ngành phần mềm. Mặc dù bộ phận phát triển frontware, bộ phận phát triển thông minh đang triển khai theo chu trình Scrum đúng chuẩn của Agile. Nhưng ngoài bộ phận đó, thì Agile đã len lỏi vào trong các quy trình, các quyết định và chỉ đạo của Rạng Đông. Điều đó được thể hiện ở cách Rạng Đông đã thành lập và triển khai rất nhiều đội nhóm liên tổ chức: nhóm Agile, nhóm chức năng, có cả chuyên gia về công nghệ, chuyên gia về kinh doanh và đặc biệt rất nhiều nhóm liên chức năng để xử lý các mục tiêu khác nhau của tổ chức, phát triển sản phẩm mới hay mô hình kinh doanh mới.
Tiếp theo, ở Rạng Đông tư duy thử nghiệm rất mạnh mẽ. Ví dụ, prototype được triển khai từ xưa trong các sản phẩm. Ví dụ, kể cả cơ cấu của từng đội nhóm cũng có thể thành MVP, sau một thời gian 2 tháng, 3 tháng thấy nó không phù hợp thì lại chuyển sang một mô hình phù hợp với nhóm khác trước. Hay là các mô hình kinh doanh, hay quy trình khách hàng.
Đặc biệt, Rạng Đông vẫn duy trì Cấu trúc vận hành 2 chế độ. Rạng Đông không chuyển sang Agile một cách mù quáng. Có những thứ cần sự ổn định, những thứ chiếm 80%, 90% doanh thu thì vẫn được triển khai theo hướng Waterfall (thác nước) truyền thống. Những dự án chuyển đổi số, những mô hình mới thì được triển khai theo hướng Agile.
Diễn giả Phạm Anh Tuấn chia sẻ về một số kết quả tích cực ban đầu khi áp dụng Agile ở Rạng Đông. Sau 3 năm triển khai và học tập liên tục thì doanh thu từ sản phẩm mới của Rạng Đông ước tính tăng khoảng 15%. Con số này tuy vẫn nhỏ nhưng đã giúp Rạng Đông giữ chân khách hàng đã từng mua các sản phẩm cũ, sản phẩm truyền thống, nếu không có những sản phẩm mới ra liên tục thì rất nhanh Rạng Đông sẽ mất khách hàng. Tốc độ tăng trưởng hằng năm vẫn đang duy trì mức 20%, mức độ gia tăng năng suất cũng đạt khoảng 20%, đặc biệt thời gian đưa sản phẩm ra thị trường đã rút từ 6 tháng xuống còn 2 tháng.
Bên cạnh các kết quả đạt được, diễn giả Phạm Anh Tuấn cũng đưa ra một số hạn chế trong quá trình áp dụng Agile tại Rạng Đông như:
Bài viết liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.