Tóm tắt từ bài tham luận của diễn giả Nguyễn Khắc Nhật, CEO CodeGym Việt Nam tại Agile Vietnam Conference 2023.
Bài chia sẻ của diễn giả Nguyễn Khắc Nhật tập hợp một số quan sát cá nhân của diễn giả về thực trạng triển khai Agile tại các doanh nghiệp Việt Nam.
Tiếp theo, diễn giả nói đến quan sát liên quan đến con người, với ba yếu tố là tư duy, công cụ và kỹ năng, trong đó, thứ thiếu nhiều nhất là tư duy. Vì tư duy cực kỳ khó thay đổi nên sẽ cực kỳ khó khăn cho các chủ doanh nghiệp, các trưởng nhóm khi gặp phải những nhân viên, quản lý cố chấp. Ngược lại, những lãnh đạo, trưởng nhóm nào có tư duy phát triển (growth mindset) và đưa được tư duy đó xuống bên dưới thì quá trình chuyển đổi của nhóm hay tổ chức sẽ chủ động hơn rất nhiều.
Người có tư duy phát triển sẽ dễ dàng chấp nhận sự thay đổi và đó chính là tiền đề của sự linh hoạt. Cơ hội ở bên ngoài rất nhiều, nhưng với tư duy đóng khung thì sẽ chỉ nghĩ được theo một hướng và không nhận ra được những thay đổi, không lắng nghe thị trường, không nhận ra những thay đổi trong hoàn cảnh kinh doanh và ra quyết định rất cứng nhắc. Tất cả những yếu tố này đều liên quan đến tư duy, vì vậy nói chuyện, chia sẻ về tầm nhìn quan trọng không kém gì thực hành kỹ năng.
Diễn giả quan sát thấy một thực tế là khi các nhóm và tổ chức mong muốn áp dụng Agile, Scrum thì việc đầu tiên mọi người làm là đi học. Diễn giả khẳng định điều này là đúng nhưng thường không hiệu quả, không tạo ra sự thay đổi. Lý do chủ yếu là mọi người thiếu kỹ năng thực tế. Ví dụ như với vai trò Scrum Master, mọi người được học rất nhiều thứ liên quan đến quy tắc của Scrum, rồi cách thức tổ chức của Scrum, các sự kiện,… nhưng kỹ năng lại không tăng. Chẳng hạn như bảo Scrum Master phải quan sát, thế nhưng có ai dạy Scrum Master cách quan sát như thế nào đâu, hay là bảo họ phải lắng nghe nhưng mà lắng nghe như thế nào thì không rõ.
Đây đều là những kỹ năng nhỏ, nhưng lại là thứ mà chứng chỉ không thể giải quyết được sau một đêm, mà phải diễn ra liên tục và đòi hỏi sự thực hành có chủ đích trong một thời gian dài.
Chuyển đổi Agile mà chỉ tập trung vào con người là không đủ. Diễn giả chia sẻ về một hiện trạng ở Việt Nam là các doanh nghiệp đều khá quan tâm đến con người, tức là công ty cho nhân viên đi học, hoặc mời giảng viên về dạy khóa này khóa kia, bao gồm những khóa kỹ năng, tổ chức các hoạt động học tập. Một số công ty thì thay đổi các quy trình nhưng phần lớn chỉ dừng lại ở mức độ nhóm, còn những quy trình vận hành lớn thì gần như không để ý đến. Công nghệ cũng ít được quan tâm, còn cấu trúc và chiến lược thì gần như không thay đổi. Diễn giả kết thúc bằng một câu hỏi: Nếu chân tháp không thay đổi thì làm sao có thể ảnh hưởng đến bên trên?
Quan sát thứ 2 của diễn giả cũng khá thú vị, đó là trong một tổ chức thông thường sẽ có một người rất hứng thú với ý tưởng về Agile, Scrum. Họ thường là người đã đi học, tham dự hội thảo hoặc hâm mộ một chuyên gia nào đấy. Nhưng mô hình này lại không hiệu quả, bởi vì bản thân họ không tạo ra được sự ảnh hưởng.
Bất kỳ một quá trình chuyển đổi nào cũng ẩn chứa rủi ro và bất kỳ sự thay đổi nào cũng đòi hỏi chi phí. Nếu lãnh đạo không có tầm nhìn hướng đến sự linh hoạt thì sẽ không bao giờ có sự đầu tư công sức và chi phí hay chấp nhận những rủi ro. Diễn giả khẳng định, trong các tổ chức nếu chỉ có một, hai ngôi sao sáng hướng tới Agile là không đủ mà cần phải tiếp cận từ trên xuống. Phải có cách tiếp cận với đội ngũ lãnh đạo của công ty và chấp nhận rằng tổ chức phải có sự chuyển đổi.
Cuối cùng, diễn giả tin rằng các doanh nghiệp xây dựng được văn hóa học tập, văn hóa phát triển cá nhân thì tỷ lệ chuyển đổi Agile thành công cao hơn. Để việc học diễn ra, đầu tiên là cần phải xác định học để làm gì. Thứ hai là các hình thức học tập được chia thành học chính quy và không chính quy. Trong đó, học không chính quy là học thông qua việc làm, các seminar ở công ty, học thông qua việc sếp giao việc cho nhân viên. Diễn giả khuyến khích mọi người (nếu có quyền) thì phải biết cách tạo ra môi trường để mọi người học tập, tạo ra những chính sách loại bỏ các rào cản.
Tổng kết lại bài chia sẻ của diễn giả Nguyễn Khắc Nhật thì có ba điểm cần ghi nhớ, đó là:
Bài viết liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.